Lịch sử tư tưởng Phật học Ấn Độ

Lịch sử Phật giáo

THÔNG BÁO

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của các Tăng Ni và Phật tử, vào lúc 19h thứ 2,4,6 hàng tuần. Tiến Sĩ TT. Thích Hạnh Bình giảng giải về chủ đề: “Lịch sử tư tưởng Phật học Ấn Độ” trên kênh YouTube: Thích Hạnh Bình https://www.youtube.com/@ThichHanhBinh, nhằm làm rõ một số vấn đề:

1. Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy.
1.1. Thảo luận về nguồn tư liệu nghiên cứu Phật học.
1.2. Bối cảnh lịch sử trước khi đức Phật ra đời:
– Tư tưởng truyền thống của Bà-la-môn;
– Tư tưởng phi truyền thống – 6 phái ngoại đạo.
1.3. Giáo lý cơ bản Phật giáo: Duyên khởi, vô thường, vô ngã.
1.4. Từ giáo lý cơ bản đức Phật thiết lập các lộ trình tư tập như 37 đạo phẩm, Tứ đế, 12 nhân duyên, Bát chánh đạo…Nhằm giảng dạy cho các tỳ kheo, với đời sống xuất gia, ly gia, sống du cư trong rừng, tu tập phạm hạnh.
2. Tư tưởng Phật giáo bộ phái:
2.1. Nguyên nhân hình thành phật giáo bộ phái.
– Tư liệu về Phật giáo bộ phái (nikaya, A-hàm,…).
– Ý nghĩa sự kiện sau khi Phật nhập diệt.
– Ý nghĩa sự bất đồng tư tưởng trọng luật của Ca-diếp và trọng tư tưởng của A-nan.
– Nhu cầu phát triển Phật giáo vào xã hội.
– Sinh hoạt Tăng già theo từng địa phương tạo thành quan điểm dị biệt của Bộ phái.
– Chủ trương và các vấn đề tranh luận giữa các bộ phái.
3. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa:
3.1. Tư tưởng Bát nhã – Trung quan.
3.2. Tư tưởng duy thức của Hộ pháp và tư tưởng duy biểu của An Huệ.
3.3. Tư tưởng Như lai tạng:
– Quá trình phát triển tư tưởng Như lai tạng.
– Ý nghĩa khái niệm Như lai tạng.
4.4. Ý nghĩa tư tưởng thời kỳ Phật giáo Mật giáo.

Các vấn đề trên mang tính khái quát những vấn đề mang tính cốt lõi của từng thời kỳ Phật giáo.

Lễ khai giảng Khoa Phiên dịch Phật học Hán tạng

le-khai-giang-phat-hoc-han-tang

Sáng ngày 22/12 Trung tâm Phật Học Hán Truyền tổ chức Lễ khai giảng Khoa Phiên dịch Hán tạng tại Viện Nghiên Cứu Phật Học với sự hiện diện của quý Thượng tọa trong HĐ phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam, Đạo Phật Ngày Nay cùng các Giảng viên và hơn 85 học viên cùng tham dự .

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Trưởng khoaTT.TS. Thích Hạnh Bình

Phó khoaNS.TS. Thích Nữ Như Ngọc

Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền nhấn mạnh ba mục tiêu đào tạo sau đây:

(i) Đào tạo Tăng, Ni sinh có đủ kiến thức chuyên môn, đọc hiểu Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng chữ Hán;

(ii) Trang bị cho Tăng, Ni sinh kiến thức chuyên môn về ngành phiên dịch kinh sách chữ Hán;

(iii) Giúp Tăng, Ni sinh đọc hiểu, nghiên cứu các thư tịch và văn bia bằng chữ Hán của Việt Nam

Sau đó là phần thi xếp lớp đầu vào