Lịch sử tư tưởng Phật học Ấn Độ

Lịch sử Phật giáo

THÔNG BÁO

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của các Tăng Ni và Phật tử, vào lúc 19h thứ 2,4,6 hàng tuần. Tiến Sĩ TT. Thích Hạnh Bình giảng giải về chủ đề: “Lịch sử tư tưởng Phật học Ấn Độ” trên kênh YouTube: Thích Hạnh Bình https://www.youtube.com/@ThichHanhBinh, nhằm làm rõ một số vấn đề:

1. Tư tưởng Phật giáo nguyên thủy.
1.1. Thảo luận về nguồn tư liệu nghiên cứu Phật học.
1.2. Bối cảnh lịch sử trước khi đức Phật ra đời:
– Tư tưởng truyền thống của Bà-la-môn;
– Tư tưởng phi truyền thống – 6 phái ngoại đạo.
1.3. Giáo lý cơ bản Phật giáo: Duyên khởi, vô thường, vô ngã.
1.4. Từ giáo lý cơ bản đức Phật thiết lập các lộ trình tư tập như 37 đạo phẩm, Tứ đế, 12 nhân duyên, Bát chánh đạo…Nhằm giảng dạy cho các tỳ kheo, với đời sống xuất gia, ly gia, sống du cư trong rừng, tu tập phạm hạnh.
2. Tư tưởng Phật giáo bộ phái:
2.1. Nguyên nhân hình thành phật giáo bộ phái.
– Tư liệu về Phật giáo bộ phái (nikaya, A-hàm,…).
– Ý nghĩa sự kiện sau khi Phật nhập diệt.
– Ý nghĩa sự bất đồng tư tưởng trọng luật của Ca-diếp và trọng tư tưởng của A-nan.
– Nhu cầu phát triển Phật giáo vào xã hội.
– Sinh hoạt Tăng già theo từng địa phương tạo thành quan điểm dị biệt của Bộ phái.
– Chủ trương và các vấn đề tranh luận giữa các bộ phái.
3. Tư tưởng Phật giáo Đại thừa:
3.1. Tư tưởng Bát nhã – Trung quan.
3.2. Tư tưởng duy thức của Hộ pháp và tư tưởng duy biểu của An Huệ.
3.3. Tư tưởng Như lai tạng:
– Quá trình phát triển tư tưởng Như lai tạng.
– Ý nghĩa khái niệm Như lai tạng.
4.4. Ý nghĩa tư tưởng thời kỳ Phật giáo Mật giáo.

Các vấn đề trên mang tính khái quát những vấn đề mang tính cốt lõi của từng thời kỳ Phật giáo.

Sự Khởi nguồn và Phát triển của Phật giáo Đại thừa thời Sơ kỳ

Sự Khởi nguồn và Phát triển của Phật giáo Đại thừa sơ kỳ

Tác giả: HT. Thích Ấn Thuận
Việt dịch Thích Hạnh Bình – Thích Huệ Hải

Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2022- Bộ 3 quyển – Bìa mềm – 2131 trang

Liên hệ : Nhà Sách Phật Giáo

Trích Lời nói đầu
Theo Ấn Thuận, Phật giáo Đại thừa được chia thành 4 giai đoạn: 1. Sơ kỳ (Bát-nhã Trung Quán), 2. Trung kỳ (Duy thức), 3. Hậu kỳ (Như Lai Tạng), 4. Vãng kỳ (Mật giáo). Tác phẩm “Sự khởi nguồn và phát triền của Phật giáo Đại thùa thời sơ kỳ” nhằm tồng hợp phân tích làm rõ tư tưởng Đại thừa thời sơ kỳ. Do vậy, nội dung tác phẩm này, tác giả làm rõ các vấn đề như:
Nguyên nhân hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa, thế nào gọi là tư tưởng Đại thừa? Tư tưởng ấy bắt nguồn từ đâu?
Tại sao Phật giáo đến giai đoạn này phải hình thành tư tưởng Đại thừa?
Tư tưởng ấy được xây dựng trên nền tảng gì và phê phán đối tượng nào? Và sự diễn biến phát triển kinh điển Đại thừa…
Đây là những vấn đề khá quan trọng trong việc tìm hiểu tư tưởng Phật học Đại thừa…

Trải qua bao chướng ngại khó khăn, cuối cùng tác phẩm ‘Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ’ (gồm 3 tập) cũng ra đời. Như vậy, ước nguyện Việt dịch tất cả tác phẩm học thuật của HT. Ấn Thuận của Trung Tâm Phật học Hán truyền đã hoàn tất. Với tôi, những tác phẩm này khái quát làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng Phật học ở Ấn Độ và nói lên sự dị biệt giữa Phật học Ấn Độ và Trung Quốc. Đồng thời, những tác phẩm này còn giúp cho những ai quan tâm đến việc phiên dịch bộ Đại chánh tân tu Đại tạng kinh sang Việt ngữ, vì nội dung những tác phẩm này sẽ là chiếc chìa khóa mở ra làm rõ nội dung và quá trình diễn biến của bộ Hán dịch Đại tạng kinh này.

Tôi xin giới thiệu tác phẩm với những ai yêu thích cách lý giải Phật học của HT. Ấn Thuận.(Thích Hạnh Bình)

Các sách Trung Tâm Phật Học Hán Truyền đã phát hành

Sách TT Thích Hạnh Bình -Trung tâm Phật Học Hán Truyền đã phát hành

Mua sách tại nhasachphatgiao.com

Nghiên cứu Như lai tạng

Vô Ngã Luân Hồi

Giảng giải Kinh Bát Nhã

Lược giảng Luận Trung Quán

Lịch sử Tư tưởng Phật học Trung Quốc

Khái Luận Phật giáo Ấn Độ

Nghiên cứu 5 việc Đai Thiên

Bát Chánh Đạo- Lối sống mang lại hạnh phúc (Tái Bản)

Dị Bộ Tông Luân luận

Đức Phật và những vấn đề thời đại

Phật Giáo và cuộc sống

Phật giáo Việt Nam suy tư nhận định (Tái bản)

Ba điều căn bản học Phật

Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên Thuỷ

Lịch sử Biên tập Thánh Điển Phật Giáo Nguyên Thuỷ

Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc

Nghiên cứu khái niệm ALAHAN

Tiến Trình giải thoát

Bộ phái Phật giáo A Tỳ Đạt Ma

Nguyên cứu các Luận sư và các tác phẩm của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (bộ 2 quyển)

Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

lich-su-phat-giao-An-do

Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ
Từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni đến Sơ Kỳ Đại Thừa
Quyển I
Mua sách: nhasachphatgiao.com

Tác Giả: Akira Hirakawa
Hán Dịch: Trang Côn Mộc
Việt Dịch: Thích Hạnh Bình, Thích Tâm Anh, TN. Diệu Liên

Nội dung tác phẩm Lịch sử Phật giáo n Độ khá dày, nên bàn dịch Việt ngữ phải chia thành hai quyến. Quyển một gồm các chương thảo luận về thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy và Bộ phái; quyền hai là các chương thào luận về phần Đại thừa và Mật giáo. Ở nguyên bản Hán dịch, cách phân chia chương tiết thề hiện qua phần mục lục quá khái quát, không thể hiện rõ những chù đề thảo luận trong tác phẩm, nên dịch giả đã căn cứ nội dung được đề cập trong tác phẩm cụ thể hóa các chủ đề qua phần Mục lục để độc giả người Việt dể dàng tra cứu theo dõi, do vậy cách chia chương tiết có phần xáo trộn so với nguyên bản Hán dịch.

Tác giả Lịch sử Phật giáo n Độ là Akira Hirakavva (Bình Xuyên Chương), người Nhật, ông là một học giả lớn có uy tín trong giới nghiên cứu Phật học, đặc biệt thái độ nghiên cứu của ông rất khách quan, không thiên về Nam truyền hay Bắc truyền, Đại thừa hay Tiểu thừa…, từ phương diện sử học và tư liệu học để thào luận các vấn đề Phật học. Các công trình nghiên cứu của ông được xem là nền tảng cho công tác nghiên cứu Phật học…
TT. Thích Hạnh Bình

NXB Hồng Đức 458 trang

Sách mới : Lịch sử Tư Tưởng Phật Giáo Ấn Độ

Lich-su-tu-tuong-Phat giao-AnDo-

Lịch sứ Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ  Mua sách: nhasachphatgiao.com

Tác Giả: HT. Ấn Thuận
Việt Dịch : TT. Thích Hạnh Bình – Thích Huệ Hải
NXB Hồng Đức

Trích – LỜI NGƯỜI DỊCH

Tác phẩm “Lịch sứ Tư tưởng Phật giáo n Độ” nguyên văn tiếng Hoa do HT. Ấn Thuận viết và xuất bản vào năm 1988, được tôi và thầy Huệ Hải chuyển dịch sang Việt ngữ.

Có lẽ giới nghiên cứu Phật học không ai lại không biết nhà nghiên cứu Phật học Ấn Thuận. Ngài đã trước tác trên 40 tác phẩm chuyên khảo cứu về Phật học, những chuyên đề mà Ngài nghiên cứu nội dung thảo luận vừa sâu lại vừa rộng, tư liệu tham khảo không chỉ Hán tạng mà cả Phạn, Pãli hay Tạng truyền Ngài đều tham khảo so sánh đối chiếu. Phương pháp thảo thuận rất khoa học và có hệ thống, càng đọc càng thấy những vấn đề Phật học được Ngài tổng hợp phân tích càng rõ ràng, càng suy gẫm càng cảm thấy mình nhỏ bé trong biển học Phật pháp.

Nội dung tác phẩm này là chuyên đề thảo luận quá trình hình thành diễn biến tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Cách phân chia thảo luận vấn đề so với cách thảo luận của các tác giả khác điểm dị biệt, ví dụ như trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, Ngải chia thành hai bộ phận: I.Thời kỳ căn bản Phật pháp, chuyên để tháo luận những gì đức Phật chứng ngộ dưới cội Bổ đề, 2.Thảo luận giáo pháp trong A-hàm hay Nikãya và quá trình kết tập kinh này. Đặc biệt ở chương 2 thảo luận về sự kết tập Thánh điển và sự phân hóa Bộ phái, các chương 3, 4, 5 và 6 chuyên đề thảo luận về các hệ tư tưởng của Phật giáo Đại thừa, nhất là tư tưởng của Bát nhã và Trung Quán của Long Thọ; chương 7 thảo luận về Du-già duy thức; Chương 8 bàn về tư tưởng Như Lai tạng; Chương 9 sự đổi kháng giữa Du-già và Trung Quán; cuối cùng chương 10 về thời kỳ Mật giáo Đại thừa…

Tuệ Chủng ngày mùng 8 tháng 4 năm Tân Sửu
Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền
TT. Thích Hạnh Bình

Lễ khai giảng Khoa Phiên dịch Phật học Hán tạng

le-khai-giang-phat-hoc-han-tang

Sáng ngày 22/12 Trung tâm Phật Học Hán Truyền tổ chức Lễ khai giảng Khoa Phiên dịch Hán tạng tại Viện Nghiên Cứu Phật Học với sự hiện diện của quý Thượng tọa trong HĐ phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam, Đạo Phật Ngày Nay cùng các Giảng viên và hơn 85 học viên cùng tham dự .

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Trưởng khoaTT.TS. Thích Hạnh Bình

Phó khoaNS.TS. Thích Nữ Như Ngọc

Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền nhấn mạnh ba mục tiêu đào tạo sau đây:

(i) Đào tạo Tăng, Ni sinh có đủ kiến thức chuyên môn, đọc hiểu Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng chữ Hán;

(ii) Trang bị cho Tăng, Ni sinh kiến thức chuyên môn về ngành phiên dịch kinh sách chữ Hán;

(iii) Giúp Tăng, Ni sinh đọc hiểu, nghiên cứu các thư tịch và văn bia bằng chữ Hán của Việt Nam

Sau đó là phần thi xếp lớp đầu vào